Chương trình KHỞI NGHIỆP XANH được tổ chức từ năm 2013 – đến nay, do Trung tâm BSA chủ trì cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, như: Công ty CP Vinamit, Quỹ hỗ trợ phát triển Thanh niên (FYE), Công ty CP phân bón dầu khí Cà Mau, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Công ty cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty Lợi Lợi Dân, Công ty gốm sứ Minh Long, Công ty Qui Phúc, Công ty mỹ thuật Trà Quế, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long…
Trong đó, cuộc thi Khởi Nghiệp Xanh đã tổ chức đến lần thứ 9 (năm 2024 là lần thứ 10), được triển khai đến 63 tỉnh thành trên cả nước, tỷ lệ tăng trưởng số lượng dự án/mô hình tham gia vào hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp BSA đều đặn từ 15-20%/năm.
Phát biểu khai mạc bà Vũ Kim Hạnh Giám đốc Trung tâm BSA nói rằng: “Bà muốn chương trình khởi nghiệp năm nay bắt đầu bằng hai chữ “tham lam” của bà chủ chương trình Khởi nghiệp Xanh (Vũ Kim Anh – PV). “Tham lam” là bao giờ cũng thấy thiếu, thấy có cái mới phải học hỏi, phải training (đào tạo) cho các bạn khởi nghiệp. Tôi nghĩ rằng giữ được tinh thần đó là giữ được khí thế, phong độ của chương trình”.
“Bữa trước VTV có hỏi tôi định nghĩa về chữ “doanh nông”” – bà Vũ Kim Hạnh nói tiếp – “Tôi mới nói rằng doanh nông là tổng hợp của bốn yếu tố đó là: sáng tạo, không ngừng học học, luôn luôn muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cơ hội thị trường và thứ tư là không sợ thất bại. Để tiếp tục gây dựng, củng cố các đặc điểm này, thì trong năm nay việc lan tỏa kiến thức, cơ hội thị trường sẽ phải được chú trọng hơn. Các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, NutiFood, Trung Nguyên… ngay bữa qua có nói với tôi rằng tình hình thay đổi quá nhanh, giờ mình phải làm sao để cho đội ngũ cộng đồng doanh nghiệp dẫn đầu LBC và doanh nghiệp HVNCLC phải thích nghi kịp thời.”
Bà Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh: “Năm 2024 là năm đứng trước thách thức của bước ngoặt phát triển mới, cũng có nghĩa là bước ngoặt hiểm nghèo. Nếu chúng ta không siêng học, siêng chuyển hóa, siêng lan tỏa kiến thức và kinh nghiệm của mình thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại, nhưng các doanh nông là những người không bao giờ sợ thất bại và sẽ luôn tiến về phía trước”.
Chương trình Khởi Nghiệp Xanh được thiết kế để phát triển khả năng kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm của các nông dân trẻ, tăng cường đội ngũ doanh nhân theo hướng kinh tế xanh, phát triển bền vững. Khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực của nền kinh tế xanh, tạo tác động xã hội.
Sau gần 11 năm triển khai chương trình “KHỞI NGHIỆP XANH” và 09 lần tổ chức Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp – đổi mới sáng tạo”, Trung tâm BSA đã xây dựng được Hệ sinh thái khởi nghiệp trong cả nước, với gần 1.000 mô hình khởi nghiệp. Mười năm hành trình của Chương trình Khởi nghiệp xanh tạo ra một hệ sinh thái doanh nông trẻ, tự tin khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp. Muốn phát triển bản thân, tạo sinh kế cho gia đình và cộng đồng cũng như phát triển nhiều sản phẩm hay, tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, thiên nhiên… Đồng thời góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn, thành thị; vùng sâu, vùng xa; vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Hình thành nên lớp Doanh nông trẻ tiềm năng khao khát đổi mới và sáng tạo, phát triển nông nghiệp bền vững. Chú trọng đến thực hiên các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp cần thiết để vươn lên, đứng vững trên thị trường và thu hút đầu tư. Trở thành lực lượng doanh nghiệp tiềm năng của Hội DN HVNCLC, HVNCLC Chuẩn hội nhập.
Năm 2024, chương trình Khởi nghiệp Xanh tiếp tục các buổi Tập huấn – Huấn luyện cơ bản và nâng cao, chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Tổ chức các cuộc Hội thảo – Tọa Đàm – Startup Day theo các chủ đề khác nhau. Các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài. Cùng với đó là các Study tour – kết nối nguồn lực, các Talk – Thứ 7 khởi nghiệp…
Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh lần 10 năm 2024
Đối tượng tham gia:
– Các cá nhân, tập thể: là sinh viên/tổ hợp tác/hợp tác xã/doanh nghiệp trên phạm vi cả nước có ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ, dự án khởi nghiệp nhằm bảo tồn văn hóa, sản phẩm địa phương, góp phần phát triển và nâng cao giá trị từ tài nguyên bản địa.
– Các nhóm nghiên cứu phát triển sản phẩm và đổi mới mô hình kinh doanh nông sản trong các doanh nghiệp, các mô hình thực hành kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
– Các cá nhân, tập thể, dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đã tham gia, đã có cácgiải thưởng trong cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp do quốc tế, quốc gia, và cấp khu vực, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức. Các dự án này phải có yếu tố mới, phát triển hoàn thiện hơn so với dự án đã tham gia các kỳ thi trước. Không giới hạn độ tuổi, giới tính, dân tộc, địa phương.
Cuộc thi sẽ được chia thành 2 bảng:
– Bảng A: Dự án là cá nhân/nhóm có ý tưởng, đang trong quá trình nghiên cứu và đã có sản phẩm mẫu, sản phẩm đã ra thị trường, thời gian triển khai hoạt động dự án dưới 01 năm.
– Bảng B: Dự án là Cá nhân, tập thể thuộc tổ hợp tác/ hợp tác xã/doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 01 năm (căn cứ theo thời gian cấp GCN/Giấy thành lập doanh nghiệp/HTX). Có sản phẩm/ dịch vụ đã được thương mại hóa và thời gian hoạt động không quá 05 năm kế từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
*** Riêng các dự án đã đạt giải chính (Nhất, Nhì, Ba) tại Cuộc thi Khởi Nghiệp Xanh trong năm 2023 sẽ không được tham gia thi Khởi Nghiệp Xanh năm 2024.
Các lĩnh vực của Cuộc thi: Các dự án sản xuất, thương mại dịch vụ, kinh doanh về các lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp; Công nghệ thực phẩm chế biến; Công nghệ sinh học; Du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng; Mô hình sinh kế thông minh thích ứng biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, phát aatriển bền vững; Mô hình Kinh doanh tạo tác động xã hội; Các lĩnh vực khác có tiềm năng góp phần vào việc bảo tồn và nâng cao các giá trị văn hóa, đặc sản bản địa, thu nhập cho địa phương.
Lộ trình triển khai cuộc thi Khởi nghiệp Xanh 2024:
– Từ ngày 15/03/2024 đến 26/7/2024: Bắt đầu Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch, tập huấn tại các địa phương để tìm, phát hiện và hỗ trợ các chủ thể hoàn chỉnh Kế hoạch kinh doanh để tham gia cuộc thi. Các Dự án tham gia thi được Ban Tổ chức giới thiệu trên các trang Facebook khởi nghiệp (https://www.facebook.com/khoinghiepxanhbsa) để tham khảo ý kiến cộng đồng.
Vòng 1 xét chọn (giữa tháng 8 – đầu tháng 9/2024): Ban Tổ chức rà soát hồ sơ đăng ký. Thành lập Hội đồng Giám Khảo xét chọn dự án thi vòng Bán kết. Huấn luyện Dự án được xét chọn vào thi vòng Bán kết.
Vòng 2 thi Bán kết (tháng 9/2024):
– Bán kết 1: tại 01 Tỉnh/thành: DA thuộc các KV Phía Nam (ưu tiên địa phương có nhiều dự án tham gia cuộc thi).
– Bán kết 2: Tp HCM: DA thuộc khu vực phía Nam.
– Bán kết 3: Tp. Hà Nội: DA thuộc KV phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
Vòng 3 thi Chung kết tại TP.HCM: Dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10/2024.
Cơ cấu giải thưởng: Tổng giá trị giải thưởng chính: 760 triệu đồng, trong đó 210 triệu đồng tiền mặt. Với 16 giải thưởng các loại.
01 Giải nhất: Tổng giải thưởng 150 triệu đồng, trong đó giải thưởng tiền mặt 50 triệu đồng/giải, giải thưởng quy đổi 100 triệu đồng.
02 Giải nhì: Tổng giải thưởng 160 triệu đồng (80,000,000 đồng/giải x 2 giải), trong đó giải thưởng tiền mặt 30 triệu đồng/giải, giải thưởng quy đổi là 50 triệu đồng
03 Giải ba: Tổng giải thưởng 150 triệu đồng (50,000,000 đồng/giải x 3 giải), trong đó, giải thưởng tiền mặt 20 triệu đồng/giải, giải thưởng quy đổi 30 triệu đồng.
03 Giải Khuyến khích: Tổng giải thưởng: 90 triệu đồng (30,000,000 đồng/giải x 3 giải), trong đó giải thưởng tiền mặt 10 triệu đồng/giải, giải thương quy đổi 20 triệu đồng.
Ngoài ra còn có giải Tư vấn thực hành tiêu chuẩn (ISO, HACCP, Chuẩn hội nhập…); giải thưởng “Hiệu ứng truyền thông”; Giải Nông nghiệp xanh – Phát triển bền vững…
Trong khuôn khổ lễ phát động Cuộc thi, ban tổ chức đã tổ chức hai tọa đàm: “Kinh nghiệm Xúc tiến thương mại – Những câu chuyện có thật” và “Kích hoạt nguồn lực để thâm nhập thị trường quốc tế” với sự tham gia của các diễn giả: ông Nguyễn Thành Huy – Nguyên Thương vụ VN tại Thái Lan; TS Dương Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch; ông Trần Nam – GĐ Sáng tạo Công ty Trần Media; ông Nguyễn Lâm Viên – CEO Vinamit; và bà Nguyển Phi Vân – Chủ tịch mạng lưới nhượng quyền và cấp phép VN (VFLN).
BSA MEDIA